Tư vấn - hỗ trợ kỹ thuật: 0979.826.618
Địa chỉ: Số 188 Nhữ Đình Hiền, phường Tân Bình, thành phố Hải Dương
Google và các công cụ tìm kiếm đã trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi khi mở máy tính vào mạng và mở bất kỳ một trình duyệt nào lên thì mỗi chúng ta đều cần tìm kiếm thông tin.
Hầu hết người dùng máy tính đều chỉ thay đổi từ khóa cho đến khi tìm được kết quả thích hợp trên Google. Cách này vẫn khá hiệu quả nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn. Dù vậy với một số mẹo tìm kiếm sau đây có thể làm cho Google phục vụ bạn tốt nhất.
Dịch vụ tìm kiếm của Google có thể được sử dụng như một chiếc máy tính. Chỉ cần gõ một phép tính nhanh và Google sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời ngay lập tức. Giờ đây, Google còn cung cấp công cụ bảng tính có thể bấm vào để thực hiện các phép tính, vì thế bạn có thể dùng Google như một ứng dụng tính toán trên PC hay smartphone.
Dịch vụ tìm kiếm của Google có thể cho phép làm những phép toán cơ bản (phép cộng, trừ, nhân chia như 5+6 hoặc 3x2) và các phép tính logarit, các phép toán với hằng số như số pi, cũng như các hàm lượng giác như Cos, Sin...
Hiện nay các trang web đều được tích hợp công cụ tìm kiếm để giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm nội dung mà mình mong muốn. Tuy vậy một phần lớn công cụ tìm kiếm của các trang web này đều tỏ ra không hiệu quả hoặc những kết quả chẳng liên quan gì đến nhu cầu tìm kiếm của bạn.
Các đơn giản nhất là bạn hãy gõ tên trang web lên trước sau đó kèm theo tên từ khóa mà mình muốn tìm. Ví dụ bạn muốn tìm bài viết của báo Quản trị mạng về smartphone iPhone 5S, bạn sẽ nhập vào ô tìm kiếm với cú pháp "site:Quantrimang.com.vn iPhone 5S".
Một cách khác bạn có thể sử dụng là áp dụng cú pháp: Từ khóa + at + tên trang web; trong trường hợp này là iPhone 5S + at + Quantrimang.
Để chuyển đổi giữa các đơn vị đo, bạn có thể sử dụng cú pháp sau: "số lượng đơn vị đo -> đơn vị đo muốn chuyển thành". Chẳng hạn, để biết 10 dặm bằng bao nhiêu km, bạn có thể gõ: 10 dặm -> km, rồi nhấn Enter. Kết quả sẽ hiển thị ngay bên dưới.
Trong khi đó nếu muốn biết tỉ giá giữa các đồng tiền trong ngày hôm nay để thuận tiện cho việc giao dịch, bạn chỉ việc sử dụng cú pháp: "số lượng đơn vị tiền -> đơn vị tiền quy đổi". Chẳng hạn, để biết giá trị Việt Nam Đồng của 100 USD, bạn có thể gõ 100 USD -> VND vào khung tìm kiếm rồi nhấn Enter.
Để đơn giản hơn, bạn có thể viết rõ ra tên của đơn vị cần quy đổi. Chẳng hạn, với đồng Bảng Anh bạn có thể ghi cụ thể là Bảng Anh, thay vì ký hiệu GBP.
Để xem giờ hiện tại của một địa điểm, hãy gõ "time địa điểm". Chẳng hạn, xem giờ Hà Nội hiện tại là mấy giờ, bạn gõ "time Hanoi". Và tương tự, nếu chỉ gõ "time", Google sẽ cho bạn biết giờ tại nơi bạn đang sống.
Google cho phép bạn dịch nhanh một từ hoặc một cụm từ sang tiếng nước ngoài với cú pháp translate <từ cần dịch> to <ngôn ngữ cần dịch>. Ví dụ bạn muốn dịch thuật ngữ "đánh giá" sang tiếng Anh, bạn có thể nhập từ khoá: "translate đánh giá to english".
Thông số filetype: cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm bất kỳ định dạng tài liệu nào. Ví dụ bạn có thể nhập từ khoá "máy tính filetype:pdf" (tìm file có định dạng pdf chứa cụm từ "máy tính") hoặc "máy tính filetype:rar" (tìm file có định dạng rar chứa cụm từ "máy tính").
Bắt đầu từ cuối năm 2011, Google đã bổ sung tính năng tìm kiếm lịch trình các chuyến bay của các hãng hàng không vào trong kết quả tìm kiếm. Theo đó, người dùng Internet có thể tìm kiếm thông tin về các chuyến bay ngay trên thanh công cụ tìm kiếm của Google.
Bằng cách gõ tên của hãng hàng không cùng số hiệu của chuyến bay, kết quả sẽ cho bạn xem cụ thể các tuyến bay, lịch trình mà hãng hàng không phục vụ. Ví dụ: British Airways flight 335.
Lưu ý: Hiện tại dịch vụ tìm kiếm chuyến bay (Flight Search) của Google mới chỉ có mặt tại Anh, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Hà Lan, cho phép tìm kiếm các chuyến bay nội địa và cả chuyến bay ra nước ngoài.
Bạn có thể tìm kiếm xem lịch chiếu phim trong khu vực bằng cách gõ từ khoá "tên phim" + mã bưu chính nơi bạn đang sống (zip –code). Ở Anh, thậm chí lịch chiếu phim có thể thu hẹp xuống đến thị trấn, thành phố. Ở Mỹ này thì thông tin này sẽ cụ thể hơn, bởi kết quả được hiển thị theo zip-code.
Để biết tình hình thời tiết, nhiệt độ… một thành phố nào đó, bạn chỉ việc gõ câu lệnh "weather" + "tên thành phố" hoặc lệnh "thời tiết" + "tên thành phố". Ví dụ, để biết thời tiết ở khu vực Hà Nội, bạn gõ "thời tiết Hà Nội".
Nếu bạn chỉ gõ "thời tiết" mà không gõ thêm địa điểm cụ thể, Google sẽ ra kết quả thời tiết tại khu vực bạn đang sống. Ví dụ, bạn ở Hà Nội chỉ cần gõ "thời tiết" vào Google, bạn sẽ có kết quả là thời tiết Hà Nội vào ngày hôm nay và 3 ngày sau. Tuy nhiên, tính năng tìm kiếm này chỉ áp dụng với trang Google bản địa (google.com.vn), chứ không thực hiện được trên trang google.com.
Khi bạn thêm dấu trừ vào phía trước một từ bất kỳ trong chuỗi thông tin tìm kiếm thì hệ thống sẽ loại bỏ tất cả các kết quả có chứa từ đó.
Ví dụ: Nếu muốn tìm kiếm các trang cung cấp thông tin về Linux Distribution mà không có liên quan gì đến Ubuntu thì các bạn nhập từ khóa như sau: linux distributions – ubuntu. Bạn cũng cần lưu ý là Google tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và thường và có thể nhập chữ Unicode thoải mái.
Bạn có thể xem nhiều loại dữ liệu về một thành phố, đất nước cụ thể như tỷ lệ dân số và tỷ lệ thất nghiệp.
Ví dụ, muốn biết dân số Việt Nam, bạn chỉ cần gõ "population vietnam" hoặc "dân số Việt Nam". Với các thành phố, thử tìm dân số của Hà Nội và TP.HCM theo cách này thì Google chỉ có dữ liệu năm 2010 của Hà Nội và TP. HCM.
Tìm kiếm các trang khác có nội dung tương tự như một trang website được chỉ định bạn có thể gõ từ khoá "related: tên website".
Ví dụ nếu muốn tìm các website khác tương tự như Quantrimang bạn gõ "related:Quantrimang.com.vn". Lúc này Google sẽ đưa ra một loạt danh sách các trang web gồm những báo tờ báo chuyên về công nghệ khác.
Nếu bạn muốn theo dõi gói bưu phẩm, bạn có thể nhập mã theo dõi bưu phẩm của UPS hay Fedex trực tiếp lên ô tìm kiếm của Google. Google sẽ kết nối bạn đến trang theo dõi bưu phẩm phù hợp.
Việc tìm kiếm các định nghĩa cho một từ ngữ chuyên ngành cũng là một công việc mà người dùng thường hay áp dụng đối với Google. Trước đây để làm việc này, bạn sẽ phải gõ vào Google như sau: What is + "từ khóa" như thế Google mới cung cấp được đầy đủ các định nghĩa một cách chính xác.
Nhưng giờ đây thì công cụ tìm kiếm này đã mạnh hơn và đa năng hơn, bạn chỉ cần gõ vào từ ngữ chuyên ngành đó và Google sẽ tự hiểu được người dùng đang muốn gì và cung cấp những kết quả phù hợp cho bạn.
Gõ cụm từ "Do a barrel roll" vào ô tìm kiếm Google, nhấn Enter và màn hình máy tính của bạn sẽ quay tít và lật nhào. Điều tương tự xảy ra khi bạn tìm kiếm từ khóa "Z or R twice". Được viết bằng HTML5, hiệu ứng không hoạt động trên tất cả mọi trình duyệt. Firefox và Chrome dường như là 2 trình duyệt hỗ trợ tốt nhất trò nghịch ngợm này.
Do đó từ khóa "Do a barrel roll" trên Google từng là đề tài nóng hổi của cư dân mạng. Đây tiếp tục là một "trứng phục sinh" (Easter Egg) hài hước đầy cuốn hút của Google.
Theo VnReview