Tư vấn - hỗ trợ kỹ thuật: 0979.826.618

Địa chỉ: Số 188 Nhữ Đình Hiền, phường Tân Bình, thành phố Hải Dương

logo_2023_v5
Danh mục sản phẩm
LINH PHỤ KIỆN
bo_chuyen_doi_type_c_sang_hdmi_va_vga_lention_c51shv_xam
usb_3.0_sang_lan_giga_lention_hu404ge
bo_chuyen_doi_type_c_6_trong_1_lention_c16s_xam_4
SẢN PHẨM MỚI
54728517_391617228326048_4915517085892739072_n666666654515234_629261064154709_7003353546640850944_n

Hướng dẫn cấu hình Repeater Mode cho Router WiFi TP-Link

Khi Sử dụng Router WiFi TP-Link ngoài tính năng chính là phát WiFi từ LAN/WAN các router còn được trang bị thêm một tính năng nữa là Repeater, tức là thu lại sóng WiFi từ một thiết bị khác và phát lại. 

Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn làm việc đó. Hướng dẫn này áp dụng cho các loại Router chuẩn N của TP-Link như TL-WR740NTL-WR741NTL-WR841NTL-WR841NDTL-WR940NTL-WR941ND .v.v...

Lưu ý: Hướng dẫn này áp dụng cho các sản phẩm Router TP-Link version 1. Đổi với các Version mới hơn vui lòng xem tại bài viết.Hướng dẫn cấu hình router TP-Link TL-WR841ND repeat sóng WiFi từ TL-WR720N

Hướng dẫn cấu hình Repeater Mode cho Router WiFi TP-Link 1

Chuẩn bị: Kết nối Router với máy tính bằng dây cáp Ethernet (RJ45) Khi chức năng DHCP trên AP bị disable theo mặc định, chúng ta phải tự gán một địa chỉ IP là 192.168.1.x cho máy tính để phù hợp với địa chỉ IP mặc định (192.168.1.254) của Repeater và chú ý là IP này không được trùng với IP của modem WiFi hay Router WiFi của nơi phát để tránh xung đột IP. Xin bấm vào đây để được hướng dẫn chi tiết.

Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị của Router bằng cách mở trình duyệt web, gõ địa chỉ IP bạn vừa thiết lập ở trên, trong trường hợp này là 192.168.1.254 . Sau đó nhập user/mật khẩu tương ứng là admin/admin. Đăng nhập thành công bạn sẽ thấy trang quản trị của router. Chọn menu NetWork để xem trạng thái IP của Router. Đổi IP thành 192.168.1.250 rồi nhấn Save.

Hướng dẫn cấu hình Repeater Mode cho Router WiFi TP-Link 2

Bước 2: Click chọn menu Wireless -> Wireless Settings. chọn Operation Mode là Universal Repeater, bấm nút Search (Nếu Root Router có hỗ trợ WDS, bạn cũng có thể chọn là Repeater) để tìm tất cả các SSID WiFi router bắt sóng được.

Hướng dẫn cấu hình Repeater Mode cho Router WiFi TP-Link 3

Bước 3: Ở danh sách kết quả tìm kiếm các SSID tìm SSID mà bạn muốn Repeat (thu sóng và phát lại), rồi bấm Connect.

Hướng dẫn cấu hình Repeater Mode cho Router WiFi TP-Link 4

Chọn Save

Hướng dẫn cấu hình Repeater Mode cho Router WiFi TP-Link 5

Bước 4: Click Wireless -> Wireless Security. Bạn phải chắc chắn biết về kiểu bảo mật của nơi phát WiFi. Ở đây chúng ta lấy WPA2-PSK làm ví dụ. Chọn WPA-PSK/WPA2-PSK, và nhập password là "testtplink" vào ô PSK Password, Bấm Save để lưu lại.

Hướng dẫn cấu hình Repeater Mode cho Router WiFi TP-Link 6

Sau khi thực hiện qua các bước trên, Repeater sẽ hoạt động đúng cách với Root Router. Nếu máy tính của bạn vẫn kết nối với Repeater bằng dây cáp, bạn có thể kiểm tra kết nối bằng cách sử dụng lệnh ping trên máy tính của mình

Hướng dẫn cấu hình Repeater Mode cho Router WiFi TP-Link 7

Nếu Ping thất bại, vui lòng kiểm tra lại cẩn thận các bước làm trên hoặc reset Router và làm lại từ đầu. Hoặc liên hệ tới bộ phận kỹ thuật của Vi Tính Trí Nguyên để được hỗ trợ đầy đủ.

Bước 5: Khôi phục lại tính năng lấy IP động trên máy tính và kết nối với Router đã repeate.

Hướng dẫn cấu hình Repeater Mode cho Router WiFi TP-Link 8

Chúc  bạn thành công!

In bài viết
  • Cáp Ethernet và cách thức hoạt động của nó

    Cáp Ethernet là một trong các dạng cáp mạng phổ biến nhất được sử dụng cho các mạng dây. Cáp Ethernet kết nối thiết bị với nhau trong mạng cục bộ như máy tính, router và thiết bị chuyển mạch. Đây là dây cáp vật lý, chúng có những hạn chế về khoảng cách có thể kéo dài, vận ch...
  • Các chuẩn Wireless - 802.11b 802.11a 802.11g và 802.11n

    Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về Wi-Fi và các công nghệ có liên quan, so sách và đưa ra các yếu tố ưu và nhược để giúp bạn có được những hiểu biết quan trọng trong việc đưa ra c&a...
  • Khi nào nên dùng Wi-Fi và khi nào nên dùng mạng dây?

    Lựa chọn giữa Wi-Fi và mạng LAN nối dây (Ethernet) là lựa chọn giữa sự tiện dụng và tốc độ/mức độ ổn định dành cho kết nối của bạn. Trong một số trường hợp, sự khác biệt sẽ là đủ nhiều để bạn buộc phải lựa chọn Ethernet.
  • Tổng hợp lỗi Laptop không vào được WiFi, lỗi dấu chấm than và cách khắc phục

    Nếu bạn là người thường xuyên làm việc với internet thì chắc sẽ có gặp một vài lần về tình trạng biểu tượng kết nối internet bị dấu chấm than màu vàng kể cả mạng có dây và không dây wifi...