Tư vấn - hỗ trợ kỹ thuật: 0979.826.618

Địa chỉ: Số 188 Nhữ Đình Hiền, phường Tân Bình, thành phố Hải Dương

logo_2023_v5
Danh mục sản phẩm
SẢN PHẨM MỚI
54728517_391617228326048_4915517085892739072_n666666654515234_629261064154709_7003353546640850944_n

Khắc phục lỗi Shockwave Flash crash trong Google Chrome

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách khắc phục lỗi xảy ra trên trình duyệt Google Chrome khi ứng dụng hỗ trợ Shockwave Flash gặp lỗi và ngừng hoạt động.

 

lỗi Shockwave Flash crask trong Chrome

Nguyên nhân chúng ta đang nói về Chrome ở đây là cách thức trình duyệt xử lý và hiển thị các phần nội dung Flash. Trong khi các trình duyệt khác có xu hướng cài đặt ứng dụng Flash từ hệ thống host, thì Chrome lại bao gồm cơ chế này từ bên trong. Khi mọi việc hoạt động ổn định thì hoàn toàn không có vấn đề gì xảy ra, và quá trình cài đặt Flash bên trong luôn được cập nhật với từng phiên bản Chrome.

Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra như vậy, vì Chrome sẽ gặp nhiều trường hợp “phân vân” giữa việc cài đặt Flash của hệ điều hành và Flash bên trong trình duyệt. Kết quả dẫn đến là tình trạng lag, giật màn hình, dung lượng bộ nhớ bị sử dụng quá nhiều, và toàn bộ các phần nội dung bằng Flash sẽ bị crash với thông báo lỗi: The following plug-in has crashed: Shockwave Flash.

kiểm tra plug in

Trước tiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra thông báo hiển thị khi xảy ra lỗi có liên quan tới Shockwave nhưng thực tế về mặt kỹ thuật lại không hề có chuyện gì liên quan tới ứng dụng này của Adobe. Tiếp theo, không phải tất cả các thành phần Flash gặp lỗi trong trình duyệt đều là kết quả của việc xung đột khi cài đặt.

Để khắc phục, các bạn gõ about:plugins vào ô Address của Chrome, sau đó hệ thống sẽ liệt kê toàn bộ các plug in đã được cài đặt trong trình duyệt (khác với phần Extensions), tìm kiếm phần Flash tại đây. Nếu bạn thấy có dòng Flash (2 Files) như hình trên thì đây chính là phần chúng ta cần khắc phục. Cũng tại cửa sổ này, ở phía góc trên bên phải sẽ có biểu tượng [+] Details, nhấn nút này để hiển thị thông tin chi tiết của plug in được lựa chọn. Sau đó, quay trở về Flash.

2 phần Flash

Các bạn sẽ thấy thông tin hiển thị như hình trên, 2 đối tượng Flash đã được cài đặt, 1 của Chrome (được khoanh vùng bằng ô đỏ) và 1 của hệ điều hành (bên dưới). Tất cả những gì chúng ta cần làm ở đây là nhấn vào đường dẫn Disable của Flash bên trong Chrome (nằm trong thư mục AppData của trình duyệt).

disable 1 phần Flash

Sau đó, khởi động lại Chrome, truy cập trang test của Adobe để kiểm tra lại. Nếu hiển thị như hình dưới nghĩa là vấn đề của chúng ta đã được khắc phục hoàn tất:

kiểm tra Chrome

Rất đơn giản và dễ dàng, chúc các bạn thành công!

(HowToGeek)

  • Hướng dẫn sửa lỗi operation could not be completed error 0x00000709

    Lỗi 0x00000709 là lỗi xuất hiện khá nhiều trong quá trình Set as default printer định cài đặt và chia sẻ máy in trên windows 10. Những bản cập nhật hệ thống vá lỗi bảo mật của microsoft dành cho Windows 10 dưới dạng KB5006670(Hoặc dưới dạng KB500… ) là nguyên nhân chính của lỗi n...
  • Hướng dẫn sửa lỗi Operation failed with error 0x0000011b

    Windows Cannot Connect To The Printer Operation Failed With An Error 0X0000011B là lỗi gì ? . Dưới đây là cách sửa lỗi 0x0000011b khi in qua mạng trên Win 10 , 11 
  • Lỗi dịch vụ Print Spooler của máy in - Nguyên nhân và cách khắc phục

    Khắc phục lỗi print spoolerHiện nay máy in là thiết bị không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, cá nhân trong việc in ấn tài liệu. Chắc hẳn trong quá trình sử dụng máy in không ít lần bạn đã phải những lỗi không mong muốn như: kẹt giấy, in vệt đen, lỗi print spooler, bất kỳ lỗi ...
  • Hướng dẫn CLEAN mực máy in EPSON L1800, L1110, L3110

    Khi bạn sử dụng máy in có thể xảy ra những lỗi như bản in bị sọc, bị mất màu hoặc thiếu văn bản. Đây là lỗi khá phổ biến trên máy in và có thể khắc phục bằng cách Clean mực máy in Epson thông qua 8 bước dưới đây mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được.