Tư vấn - hỗ trợ kỹ thuật: 0979.826.618

Địa chỉ: Số 188 Nhữ Đình Hiền, phường Tân Bình, thành phố Hải Dương

logo_2023_v5
Danh mục sản phẩm
LINH PHỤ KIỆN
bo_chuyen_doi_type_c_sang_hdmi_va_vga_lention_c51shv_xam
usb_3.0_sang_lan_giga_lention_hu404ge
bo_chuyen_doi_type_c_6_trong_1_lention_c16s_xam_4
SẢN PHẨM MỚI
54728517_391617228326048_4915517085892739072_n666666654515234_629261064154709_7003353546640850944_n

Phát hiện mã độc tấn công hệ điều hành 64 bit

Hãng bảo mật Trend Micro vừa phát hiện một phần mềm độc hại mới với tên gọi KIVARS, có khả năng tấn công vào các máy tính sử dụng hệ điều hành 64 bit, hệ điều hành được cho là có khả năng bảo mật cao hơn rất nhiều so với bản 32 bit.

 

Phát hiện mã độc tấn công hệ điều hành 64 bit
Mã độc hiện có khả năng tấn công vào hệ điều hành 64 bit.

Theo đó, phần mềm độc hại này được lan truyền thông qua mã độc TROJ_FAKEWORD.A - một trình cài đặt chuyên cài các tập tin .exe và dùng biểu tượng của MS Word để "dẫn dụ" người dùng nhấn vào nó.

Trong hệ điều hành 32 bit, bản sao của các tập tin thực thi được tạo ra trong thư mục "Windows System" chứa các tập tin iprips.dll mà Trend Micro xác định là mã độc TROJ_KIVARSLDR cùng tập tin winbs2.dll được xác định là mã độc BKDR_KIVARS.

Tuy nhiên, trong biến thể mới nhất của KIVARS thì nó đã có khả năng tấn công máy tính chạy hệ điều hành 64 bit khi có thể tạo ra những thành phần đã nêu ở trên vào thư mục giống nhau.

Khi hoạt động, mã độc này sẽ can thiệp vào tính năng gỡ bỏ phần mềm của máy tính, dẫn đến việc người dùng không thể xóa bỏ phần mềm mã độc đã bị cài vào máy.

Bên cạnh đó, mã độc này sẽ kích hoạt việc theo dõi thao tác gõ phím, chụp lén màn hình, kiểm soát các ứng dụng đang chạy ngầm của người dùng để gửi các bản báo cáo về cho tin tặc.

Theo TTCN

In bài viết
  • 5 cạm bẫy phổ biến nhất trên Internet

    Internet đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống thường nhật. Chúng ta lên mạng để liên lạc với bạn bè, tìm kiếm thông tin, giao dịch trực tuyến… Và chính vì quá phổ biến nên Internet cũng ẩn chứa đầy rẫy những mối nguy hại với người dùng.
  • Cảnh giác với link xấu nếu không muốn mất tài khoản Facebook

    Nếu tin vào những gì bạn nhìn thấy trên các link bài được chia sẻ trên Facebook, rất có thể bạn sẽ đánh mất những thông tin cá nhân quan trọng hay thậm chí là cả tài khoản Facebook của mình mà thậm chí chẳng hề hay biết.
  • Nhiều website Việt Nam bị tấn công

    Theo thông tin từ nhóm an ninh mạng SecurityDaily, vào khoảng 20g ngày 10-3, nhiều website của Việt Nam bị tấn công chiếm quyền điều khiển.
  • Nguy cơ từ các tiện ích mở rộng trên Chrome

    Có khoảng 48.000 các tiện ích mở rộng trên Chrome được dùng để quảng cáo trá hình hoặc đánh cắp dữ liệu. Hầu hết người dùng thông thường đều không thể phát hiện ra những hành động này.