Tư vấn - hỗ trợ kỹ thuật: 0979.826.618

Địa chỉ: Số 188 Nhữ Đình Hiền, phường Tân Bình, thành phố Hải Dương

logo_2023_v5
Danh mục sản phẩm
SẢN PHẨM MỚI
54728517_391617228326048_4915517085892739072_n666666654515234_629261064154709_7003353546640850944_n

Các mẹo chia sẻ máy in trong mạng

Như những gì được biết, bạn có thể chia sẻ một máy tính với nhiều máy tính nằm trong cùng mạng hay được kết nối đến cùng router. Trong hướng dẫn này chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn một số mẹo trong chia sẻ máy in và sử dụng nó thông qua các máy tính khác.

Như những gì được biết, bạn có thể chia sẻ một máy tính với nhiều máy tính nằm trong cùng mạng hay được kết nối đến cùng router. Trong hướng dẫn này chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn một số mẹo trong chia sẻ máy in và sử dụng nó thông qua các máy tính khác.

Đảm bảo máy in được chia sẻ

Hầu hết các máy in hiện đại ngày nay đều giắc cắm Ethernet hoặc chức năng Wi-Fi tích hợp để bạn có thể dễ dàng chia sẻ nó trên mạng. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn chỉ cần đọc hướng dẫn sử dụng của nó để biết cách chia sẻ máy in trên mạng. Nếu nó hỗ trợ Wi-Fi và có màn hình đi kèm thìcó thể tìm và kết nối với router không dây thông qua menu trên màn hình của nó. Nếu chỉ có giắc cắm mạng, hãy kết nối nó đến một trong số các cổng phía sau router bằng cáp Ethernet.

Nếu có một máy in cũ hơn chỉ có cổng USB hoặc cổng Parallel để kết nối đến máy tính, bạn cũng vẫn có thể chia sẻ nó bằng Windows. Thông qua Start Menu hoặc Control Panel, mở cửa sổ Printers, kích phải vào máy in mong muốn và chọn tùy chọn chia sẻ. Nếu không có tùy chọn chia sẻ, hãy chọn Properties, sau đó kích tab Sharing.

Nếu đang sử dụng Windows Vista hoặc Windows 7 để chia sẻ máy in, bạn cũng cần bảo đảm kích hoạt tính năng chia sẻ trong Network and Sharing Center. Có thể vào đây bằng cách thông qua biểu tượng mạng ở góc phải bên dưới màn hình máy tính hoặc thông qua Control Panel.

Nếu đang sử dụng Windows XP để chia sẻ máy in, bạn cần bảo đảm kích hoạt File and Printer Sharing cho kết nối và adapter mạng. Thông qua Start Menu hoặc Control Panel, mở cửa sổ Network Connections, kích phải vào kết nối mà bạn đang sử dụng, kích Properties. Sau đó tích mục File and Printer Sharing for Microsoft Networks.

Add máy in bằng các duyệt các máy tính

Khi đã thực hiện chia sẻ máy tin, bạn có thể add nó vào một máy tính khác để thực hiện việc in ấn từ máy tính đó. Đầu tiên, hãy duyệt đến máy tính nếu chia sẻ thông qua Windows hoặc duyệt trực tiếp đến máy in nếu máy in kết nối trực tiếp với router.

Nếu add máy in vào máy tính Windows XP, kích Start > My Network Places. Nếu add vào Windows Vista hay Windows 7, kích Start > Computer, sau đó kích shortcut Network ở panel bên trái. Nếu thấy máy tính đang chia sẻ máy tin hoặc bản thân máy in, hãy mở nó. Sau đó bạn có thể kích phải vào printer và chọn Connect

Nếu không thể tìm ra máy tính thông qua cửa sổ My Network Places hoặc Network, hãy thử mẹo dưới đây.

Add như máy in cục bộ bằng cách sử dụng đường dẫn mạng

Đôi khi một thiết lập nào đó trong Windows không cho máy tính khác trong mạng nhìn thấy máy tính này hoặc máy tính này không thấy các máy tính kia hoặc máy in trong mạng. Như vậy chúng ta sẽ không thể add máy in bằng cách duyệt đến máy tính/máy in như được giới thiệu ở trên. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục điều này bằng cách add một cách thủ công máy in vào một máy tính. Thay vì add nó như một máy in mạng, lúc này bạn sẽ add nó như một máy in cục bộ nhưng chỉ định đường dẫn mạng.

Đây là cách thực hiện trong Windows XP:

  1. Kích Start > Printers and Faxes.
  2. Kích Add a Printer trên panel bên trái
  3. Kích Next.
  4. Chọn Local printer attached to this computer và kích Next.
  5. Chọn Create để tạo cổng mới, chọn kiểu cổng Port Type là Local Port và kích Next.
  6. Với Port Name, nhập vào đường dẫn mạng đến máy in bằng cách nhập vào hai dấu “”, tên máy tính hoặc địa chỉ IP cục bộ của máy tính chia sẻ máy in, sau đó là tên chia sẻ của máy in. Cho ví dụ "dellpchpprinter" hoặc "192.168.1.100hpprinter"
  7. Chọn máy in và kích Next. Nếu model chính xác không được liệt kê, hãy thử chọn số model gần nhất hoặc máy in cùng dạng.
  8. Thực hiện theo hướng dẫn còn lại của wizard.

Trong Windows Vista/7:

  1. Kích Start > Devices and Printers
  2. Kích Add a Printer
  3. Chọn Add a local printer.
  4. Chọn Create a new port, chọn kiểu cổng là Local Port và kích Next.
  5. Với Port Name, nhập vào đường dẫn mạng đến máy in bằng cách nhập vào hai dấu “”, tên máy tính hoặc địa chỉ IP cục bộ của máy tính chia sẻ máy in, sau đó là tên chia sẻ của máy in. Cho ví dụ "dellpchpprinter" hoặc "192.168.1.100hpprinter"
  6. Chọn máy in và kích Next. Nếu model chính xác không được liệt kê, hãy thử chọn số model gần nhất hoặc máy in cùng dạng.
  7. Thực hiện theo những gì còn lại của wizard

Kiểm tra tường lửa

Nếu không thể add máy in đã được chia sẻ cho một máy tính nào đó bằng hai phương pháp được thảo luận trên, rất có thể nguyên nhân ở đây là tường lửa trên máy tính đang chia sẻ máy in đang khóa chặn kết nối. Điều này rất hay xảy ra nhất là khi các bạn sử dụng tường lửa của các hãng thứ ba hoặc chương trình antivirus có thêm chức năng tường lửa thay vì Windows Firewall mặc định có trong Windows.

Nếu có cài đặt tường lửa của các hãng thứ ba trên các máy tính này, hãy kiểm tra các thiết lập và bảo đảm các cổng được sử dụng cho chia sẻ file và máy in phép cho phép lưu lượng gửi đến và gửi đi: các cổng UDP 135 - 139 và TCP 135 - 139.

Văn Linh (Theo Practicallynetworked)

  • Cáp Ethernet và cách thức hoạt động của nó

    Cáp Ethernet là một trong các dạng cáp mạng phổ biến nhất được sử dụng cho các mạng dây. Cáp Ethernet kết nối thiết bị với nhau trong mạng cục bộ như máy tính, router và thiết bị chuyển mạch. Đây là dây cáp vật lý, chúng có những hạn chế về khoảng cách có thể kéo dài, vận ch...
  • Các chuẩn Wireless - 802.11b 802.11a 802.11g và 802.11n

    Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về Wi-Fi và các công nghệ có liên quan, so sách và đưa ra các yếu tố ưu và nhược để giúp bạn có được những hiểu biết quan trọng trong việc đưa ra c&a...
  • Khi nào nên dùng Wi-Fi và khi nào nên dùng mạng dây?

    Lựa chọn giữa Wi-Fi và mạng LAN nối dây (Ethernet) là lựa chọn giữa sự tiện dụng và tốc độ/mức độ ổn định dành cho kết nối của bạn. Trong một số trường hợp, sự khác biệt sẽ là đủ nhiều để bạn buộc phải lựa chọn Ethernet.
  • Tổng hợp lỗi Laptop không vào được WiFi, lỗi dấu chấm than và cách khắc phục

    Nếu bạn là người thường xuyên làm việc với internet thì chắc sẽ có gặp một vài lần về tình trạng biểu tượng kết nối internet bị dấu chấm than màu vàng kể cả mạng có dây và không dây wifi...