Tư vấn - hỗ trợ kỹ thuật: 0979.826.618

Địa chỉ: Số 188 Nhữ Đình Hiền, phường Tân Bình, thành phố Hải Dương

logo_2023_v5
Danh mục sản phẩm
LINH PHỤ KIỆN
bo_chuyen_doi_type_c_sang_hdmi_va_vga_lention_c51shv_xam
usb_3.0_sang_lan_giga_lention_hu404ge
bo_chuyen_doi_type_c_6_trong_1_lention_c16s_xam_4
SẢN PHẨM MỚI
54728517_391617228326048_4915517085892739072_n666666654515234_629261064154709_7003353546640850944_n

Lừa đảo qua Internet ngày càng tinh vi

Tội phạm mạng đang phất lên nhanh chóng nhờ các thủ đoạn tinh vi. Trong khi đó, tin tặc trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh quốc phòng, mức độ nguy hiểm cao hơn cả khủng bố.

Tội phạm mạng đang phất lên nhanh chóng nhờ các thủ đoạn tinh vi. Trong khi đó, tin tặc trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh quốc phòng, mức độ nguy hiểm cao hơn cả khủng bố.

Theo báo cáo mới nhất của Symantec, nạn phát tán phần mềm “bắt cóc" dữ liệu đòi tiền chuộc (ransom malware hay ransomware) đã bùng phát trở lại. Cứ 100 nạn nhân của ransom malware thì có 3 người gửi tiền cho tin tặc.

Lần theo các dấu vết, Synmantec xác định có ít nhất 16 nhóm nhỏ thuộc một băng đảng tội phạm có tổ chức ở Nga thường xuyên sử dụng ransom malware để trục lợi từ các nạn nhân.

Lừa đảo qua Internet ngày càng tinh vi
Phần mềm “bắt cóc dữ liệu” lợi dụng tâm lý hoang mang của nạn nhân để trục lợi

Thủ đoạn của các băng nhóm này là xâm nhập máy tính nạn nhân từ xa (qua thư rác, liên kết chứa mã độc), sau đó gửi những thông báo giả mạo lực lượng an ninh mạng, yêu cầu nạn nhân phải nộp một khoản phạt (từ 50-200 USD) vì đã sử dụng phần mềm “lậu” nếu không muốn mất mọi dữ liệu trong máy tính.

Theo Synmantec, ransom malware đã “tiến hóa” qua ba thời kỳ. Loại phần mềm này có nguồn gốc từ Nga, được phát hiện lần đầu vào năm 2006. Thời kỳ này ransom malware chỉ có thể mã hóa và cô lập các tập tin của nạn nhân. Đến năm 2009, các ransom malware đã có thêm một màn hình khóa, yêu cầu nạp tiền chuộc vào một tài khoản được chỉ định mới được “mở khóa” máy tính.

Năm 2011, các ransom malware đã được bổ sung tính năng thanh toán trực tiếp. Thủ đoạn chính của ransom malware thời kỳ này là giả mạo lực lượng cảnh sát mạng để hù dọa và trục lợi từ nạn nhân.

Bên cạnh cơn ác mộng mang tên ransom malware, tin tặc còn sử dụng những phần mềm mạo danh các hãng công nghệ lớn để thu lợi bất chính. Thủ đoạn vẫn là dụ dỗ nạn nhân cung cấp thông tin tài khoản tín dụng.

Lừa đảo qua Internet ngày càng tinh vi
Phần mềm lừa đảo thường nhái theo những dấu hiệu nhận diện của các hãng công nghệ uy tín

Vào tháng 4 năm nay, Công ty Microsoft ở Úc thừa nhận sự bất lực khi cố gắng dập tắt trò lừa đảo qua điện thoại đến từ Ấn Độ. Những kẻ lừa đảo này đã sử dụng một phần mềm mạo danh mang tên Microsoft Event Viewer (hoặc gọi tắt là “eventvwr”). Sau khi được cài đặt trên máy nạn nhân, phần mềm này hiện thông báo yêu cầu người dùng tải thêm một phần mềm khác để sửa lỗi hệ điều hành. Việc sửa lỗi sẽ mất phí và yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin tài khoản tín dụng.

Theo Gartner, hãng nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Mỹ, mối đe dọa an ninh lớn nhất trong năm 2013 sẽ là các mối nguy hại từ môi trường Internet. Tin tặc đã biết cách nhắm đến những đối tượng thiếu hiểu biết về bảo mật để khai thác thông tin và dữ liệu quan trọng.

Phần mềm "bắt cóc" dữ liệu (hay còn gọi là Ransom malware) là loại phần mềm được tự động tải về sau khi máy tính nạn nhân bị nhiễm một mã độc đặc biệt. Ransom malware thường mã hóa dữ liệu của người dùng khiến họ không thể đọc được dữ liệu hoặc khóa máy tính nạn nhân, kèm với đó là thông báo “đòi tiền chuộc”.

Theo TTO

  • 5 cạm bẫy phổ biến nhất trên Internet

    Internet đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống thường nhật. Chúng ta lên mạng để liên lạc với bạn bè, tìm kiếm thông tin, giao dịch trực tuyến… Và chính vì quá phổ biến nên Internet cũng ẩn chứa đầy rẫy những mối nguy hại với người dùng.
  • Cảnh giác với link xấu nếu không muốn mất tài khoản Facebook

    Nếu tin vào những gì bạn nhìn thấy trên các link bài được chia sẻ trên Facebook, rất có thể bạn sẽ đánh mất những thông tin cá nhân quan trọng hay thậm chí là cả tài khoản Facebook của mình mà thậm chí chẳng hề hay biết.
  • Nhiều website Việt Nam bị tấn công

    Theo thông tin từ nhóm an ninh mạng SecurityDaily, vào khoảng 20g ngày 10-3, nhiều website của Việt Nam bị tấn công chiếm quyền điều khiển.
  • Nguy cơ từ các tiện ích mở rộng trên Chrome

    Có khoảng 48.000 các tiện ích mở rộng trên Chrome được dùng để quảng cáo trá hình hoặc đánh cắp dữ liệu. Hầu hết người dùng thông thường đều không thể phát hiện ra những hành động này.