Tư vấn - hỗ trợ kỹ thuật: 0979.826.618

Địa chỉ: Số 188 Nhữ Đình Hiền, phường Tân Bình, thành phố Hải Dương

logo_2023_v5
Danh mục sản phẩm
SẢN PHẨM MỚI
54728517_391617228326048_4915517085892739072_n666666654515234_629261064154709_7003353546640850944_n

9 biện pháp đối phó với mạng Internet siêu... rùa

Kết nối Internet chậm làm ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất làm việc của bạn? Bạn sẵn sàng nổi quạu khi không thể truy cập website mình yêu thích? Hãy bình tĩnh thực hiện theo các bước sau đây để có thể giải quyết vấn đề tốc độ kết nối Internet “rùa bò” hiệu quả.

Nếu như Internet không bị đứt, bạn vẫn có thể cải thiện được tốc độ truy cập thêm đôi chút.

Kết nối Internet chậm làm ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất làm việc của bạn? Bạn sẵn sàng nổi quạu khi không thể truy cập website mình yêu thích? Hãy bình tĩnh thực hiện theo các bước sau đây để có thể giải quyết vấn đề tốc độ kết nối Internet “rùa bò” hiệu quả.

1. Kiểm tra lại tốc độ kết nối


Nếu bạn luôn cảm thấy kết nối Internet của mình chậm hơn nhiều so với sự mong đợi, đã đến lúc bạn nên tự tay kiểm tra tốc độ kết nối. Hiện nay, một trong những công cụ phổ biến và được đánh giá cao nhất trong việc thực hiện tác vụ này đó là Speedtest.net. Theo đó, điểm nổi bật nhất của Speedtest nằm ở việc nó cho phép người dùng tạo một tài khoản cá nhân để lưu lại kết quả cho việc theo dõi lâu dài. Sau khi có được các kết quả tự kiểm tra, bạn có thể so sánh với băng thông cam kết từ nhà cung cấp dịch vụ để tìm phương án giải quyết.

2. Kiểm tra các thiết bị phần cứng


Đầu tiên, đơn giản hãy khởi động lại thiết bị modem và router. Tiếp đến, kiểm tra những chiếc máy tính khác, nếu máy tính bạn đang sử dụng là chiếc duy nhất mắc phải “bệnh” kết nối chậm thì điều đó có nghĩa là lỗi thuộc về máy tính chứ không phải router hay modem.

3. Kiểm tra lại tín hiệu Wi-Fi


Trong trường hợp mạng Internet và router hoạt động ổn định mà lượng sóng Wi-Fi máy tính bạn nhận được là không nhiều, hãy thực hiện theo một số gợi ý sau:

- Thay đổi vị trí router để tìm ra vị trí đặt thiết bị hoàn hảo nhất cho việc nhận gửi dữ liệu.

- Tránh bị gây nhiễu sóng từ các thiết bị như lò vi sóng, điện thoại để bàn...

- Đặt mật khẩu cho Wi-Fi.

- Thường xuyên khởi động lại router.

4. Tắt bỏ các ứng dụng/thành phần “ngốn” băng thông


Nếu mọi thứ về mặt phần cứng đều ổn, đã đến lúc để tìm hiểu về các phần mềm có thể gây tốn băng thông. Ví dụ, nếu bạn đang tải file về với các chương trình như BitTorrent, hiển nhiên duyệt web sẽ bị chậm lại. Bạn cũng có thể thử một vài tiện ích  cho trình duyệt khá thú vị như FlashBlock (Flash Block cho Chrome, Flash Block cho Firefox) với khả năng chặn đứng các đoạn video hay flash chiếm trọn băng thông của bạn khi không cần thiết. Tất nhiên, điều này sẽ không giải quyết hoàn toàn vấn đề, chúng chỉ đơn thuần làm cho kết nối chậm trở nên đỡ khó chịu hơn.

5. Thử một DNS khác


DNS (viết tắt của Domain Name System) là hệ thống tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Theo đó, tương tự như việc mỗi máy tính khi truy cập Internet sẽ được cấp một địa chỉ IP riêng, website cũng sở hữu những địa chỉ IP riêng biệt. Đây là lúc DNS xuất hiện để thực hiện tác vụ chuyển đổi những con số IP khô khan của website thành những kí tự thân thiện và dễ nhớ như bạn vẫn thấy. Đôi khi server máy tính của bạn sử dụng để tìm kiếm các thông tin DNS có thể hoạt động không hiệu quả khiến tốc độ truy cập giảm đáng kể, đây là lúc bạn tìm cho mình một server DNS khác để sử dụng.

Với Windows, bạn có thể thay đổi các thiết lập DNS bằng Control Panel, tuy nhiên, có một cách đơn giản và thuận tiện hơn bằng phần mềm miễn phí DNS Jumper.

1. Tải về DNS Jumper. Đây là một ứng dụng portable nên bạn không cần tiến hành bất cứ tiến trình cài đặt nào. Đơn giản hãy tải về và chạy nó.

2. Tại đây, bạn có thể chọn thủ công trong danh sách những server DNS miễn phí nếu bạn biết đâu là dịch vụ tốt nhất cho mình. Trong trường hợp bạn không biết đâu là server tối ưu, hãy nhấn Fastest DNS để phần mềm tự tìm cho bạn.

3. Sau khi quá trình này kết thúc, nhấn Apply DNS.

6. Tối ưu hóa website cho kết nối chậm


Bạn đang cần truy cập Internet ngay trong khi việc sửa kết nối chậm vẫn chưa được giải quyết triệt để, đây là lúc để thực hiện một số thủ thuật tối ưu hóa website cho kết nối chậm như: sử dụng phiên bản mobile hoặc HTML của website trên máy tính, tắt bỏ hình ảnh hoặc kích hoạt một số tính năng đặc thù như Turbo trong trình duyệt Opera.

7. Sắp xếp công việc hợp lý và thực hiện chúng thông minh hơn


Nếu bạn buộc phải làm việc trên một kết nối chậm, phân chia công việc thành từng nhóm là rất quan trọng: nhóm “ngốn” nhiều băng thông và nhóm “ngốn” ít băng thông. Bằng cách này, bạn có thể thực hiện tất cả các tác vụ ít tốn băng thông trên mạng kết nối chậm trước và giải quyết những công việc còn lại khi kết nối ổn định hơn. Chắc chắn bằng cách này, bạn sẽ không bị rối tung lên vì đống công việc cần làm.

8. Liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ


Bạn đã làm đủ mọi cách mà tốc độ kết nối vẫn không được cải thiện, đã đến lúc quyền lợi khách hàng lên tiếng và nhà cung cấp dịch vụ cần giải quyết vấn đề này cho bạn. Dẫu vậy, bạn cũng nên nhớ rằng cho dù có đang bực mình đến đâu, cũng không nên ngay lập tức quy chụp ngay trách nhiệm cho phía nhà cung cấp dịch vụ bởi điều này chỉ mang đến hậu quả là cả hai bên cùng giải quyết vấn đề với nhau bằng... những cái đầu nóng.

9. Tìm một nhà cung cấp dịch vụ mới


Nếu liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ không giải quyết được vấn đề (có thể họ không cung cấp được tốc độ bạn mong muốn hoặc bạn đã quá chán với dịch vụ chăm sóc khách hàng dở tệ), hãy tìm một nhà cung cấp mới. Lần này, hãy nhớ tham khảo ý kiến bạn bè và người thân để có được một gói cước dịch vụ ưng ý nhất.

  • Cáp Ethernet và cách thức hoạt động của nó

    Cáp Ethernet là một trong các dạng cáp mạng phổ biến nhất được sử dụng cho các mạng dây. Cáp Ethernet kết nối thiết bị với nhau trong mạng cục bộ như máy tính, router và thiết bị chuyển mạch. Đây là dây cáp vật lý, chúng có những hạn chế về khoảng cách có thể kéo dài, vận ch...
  • Các chuẩn Wireless - 802.11b 802.11a 802.11g và 802.11n

    Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về Wi-Fi và các công nghệ có liên quan, so sách và đưa ra các yếu tố ưu và nhược để giúp bạn có được những hiểu biết quan trọng trong việc đưa ra c&a...
  • Khi nào nên dùng Wi-Fi và khi nào nên dùng mạng dây?

    Lựa chọn giữa Wi-Fi và mạng LAN nối dây (Ethernet) là lựa chọn giữa sự tiện dụng và tốc độ/mức độ ổn định dành cho kết nối của bạn. Trong một số trường hợp, sự khác biệt sẽ là đủ nhiều để bạn buộc phải lựa chọn Ethernet.
  • Tổng hợp lỗi Laptop không vào được WiFi, lỗi dấu chấm than và cách khắc phục

    Nếu bạn là người thường xuyên làm việc với internet thì chắc sẽ có gặp một vài lần về tình trạng biểu tượng kết nối internet bị dấu chấm than màu vàng kể cả mạng có dây và không dây wifi...